Huấn luyện cảm xúc

Huấn luyện cảm xúc là thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc một cách tự nhiên, nhưng phải đặt ra giới hạn  trong hành động , từ đó dẫn dắt , điều hướng trẻ em tới những hành động đúng đắn hơn.

Cảm xúc là một phần thiết yếu của cuộc sống, thời tiết có ngày lạnh, ngày nóng,ngày mưa thì cảm xúc có nhiều cung bậc khác nhau là một điều rất tự nhiên. Trong cuộc sống chỉ tồn tại nhiều loại cảm xúc đa dạng, chứ không hề tồn tại cảm xúc xấu.

Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ và thầy cô rầy la  hoặc phủ nhận cảm xúc của con trẻ, ví dụ;” Sao con lại gắt gỏng thế”? Làm sao mà phải khóc? Có cái gì mà phải buồn? Lúc đó các em sẽ nghĩ mình là người xấu , hoặc tự ti vì tin rằng mình bị cự tuyệt ghét bỏ.

Trong quá trình huấn luyện cảm xúc , cha mẹ thầy cô , thầy cô không chỉ cần hiểu được cảm xúc của con trê mà còn phải hiểu được cảm xúc của chính mình . Bởi nếu không hiểu được chính mình thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được người khác, từ đó sẽ dễ dàng phạm phải những hành động khiến ta hối hận. Vì vậy điều trước nhất vẫn là người lớn cần phải hiểu rõ cảm xúc của bản thân.

Huấn luyện cảm xúc là phương pháp là phương pháp đã được  khoa học kiểm chứng , có thể đem lại hi vọng cho Thầy Cô và cha mẹ – những người đang cảm thấy mệt mỏi , cáu giận, chán nản trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con trẻ.

Quá trình huấn luyện cảm xúc có thể chia làm 5 bước như sau:

  • Bước 1: Nắm bắt được cảm xúc của trẻ , ở bước này người lớn cần đoán biết xem các em đang cảm thấy như thế nào? Tức giận, ấm ức, buồn bã, ngạc nhiên hay sợ hãi?
  • Bước 2; Coi sự xúc động như một cơ hội tốt để kết nối. Thay vi mắng mỏ, hay phớt lờ những cảm xúc dữ dội của trẻ , hãy thử gắn kết , xây dựng lòng tin trong mối quan hệ với các em. Mặc dầu khi thấy các em tức giận hoặc buồn bã , người lớn thường muốn phớt lờ , nhưng muốn huấn luyện cảm xúc cho các em , thì những khoảnh khắc như vậy là một cơ hội tốt . Bước 1 và Bước 2 là sự thay đổi trong suy nghĩ mà chưa bắt đầu hành động.
  • Bước 3: Lắng nghe và đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Thông qua việc lắng nghe , tiếp nhận và và đồng cảm với những cảm xúc của trẻ , người lớn sẽ xây dựng những sợi dây liên kết tâm lý với các em.
  • Bước 4: Gọi tên cảm xúc. Lúc này , để trẻ có thể nhận thức rõ ràng hơn về những cảm xúc của mình , người lớn cần giúp các em nhận diện , gọi tên được những gì mình đang nhìn thấy.
  • Bước5: dẫn dắt trẻ có hành động đúng. Thực ra quá trình huấn luyện cảm xúc không phải là để người lớn thay trẻ giải quyết vấn đề mà là huấn luyện để trẻtự mình nghĩ ra và hướng dẫn những hành động đúng. Thông thường sau khi hoàn tất 4 bước, trẻ tự mình tìm ra phương pháp  để giải quyết vấn đề.

Chúc các bạn thành công.

Doanvũ

( Nguồn tham khảo: Sách Huấn luyện cảm xúc- Làm bạn cùng con

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *